Những mặt hại của đòn bẫy tài chính khi mua nhà. 80% người mua nhà sử dụng đòn bẩy tài chính. Đòn bẫy tài chinh lợi nhuận cao luôn ẩn giấu mặt hại. Hôm nay blog.kygui.vn. Sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này
“Tiền nào của nấy”. Đòn bẫy tài chính
Nhận định trên được ông Dương Đức Hiển, Giám đốc Kinh doanh nhà ở miền Bắc & Miền Trung Savills Việt Nam chia sẻ khi trao đổi về xu hướng thị trường và diễn biến tâm lý của người mua nhà hiện nay.
Theo ông, trong số những tiêu chí khi chọn mua nhà, đâu là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng?
Người mua nhà tại Việt Nam vẫn đặt yếu tố vị trí địa lý lên hàng đầu trongdanh sách top 7 tiêu chí chọn mua nhà: Vị trí địa lý; Chủ đầu tư; Tiện ích; Chất lượng sản phẩm bàn giao; Diện tích và thiết kế không gian sống; Chất lượng khu dân cư; Nhà thầu xây dựng.
Bên cạnh đó, khách hàng quan tâm đến các yếu tố đảm bảo chất lượng sản phẩm nhà ở và chất lượng sống. Điều này phản ánh nhu cầu mua nhà để ở hoặc đầu tư cho thuê lớn của khách hàng Việt Nam.
Có nhận định cho rằng, giá cả hiện không còn là ưu tiên hàng đầu nữa mà người mua đang quan tâm nhiều hơn về chất lượng sống. Ông đánh giá như thế nào về sự chuyển dịch tâm lý này của người mua? Điều này sẽ tác động như thế nào tới thị trường?
Với ưu tiên lựa chọn không gian sống chất lượng và ổn định, khách hàng sẵn sàng chọn mua sản phẩm nhà ở cao hơn tiềm lực tài chính của bản thân bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính để có được chốn an cư cho bản thân và gia đình.
Xem thêm : Phần lớn người mua nhà đều sử dụng đòn bẫy tài chính
Nợ xấu của doanh nghiệp ngày càng gia tăng và mặt xấu của đòn bẫy tài chính
Có không ít doanh nghiệp bất động sản để huy động nguồn vốn đầu tư bất động sản đã lạm dụng không ít các đòn bẩy tài chính, trong đó những khó khăn trên thị trường ngày càng dồn dập như ngân hàng siết tín dụng, dự án bất động sản bị rà soát về pháp lý, thủ tục pháp lý rườm rà gây chậm tiến độ dự án…. Cho tới các nguồn hàng tồn kho ngày càng gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp địa ốc phải “ôm nợ” và ảnh hưởng phần nào tới tình hình thị trường bất động sản.
Bên cạnh đó những “ông trùm” trong ngành bất động sản như tập đoàn FLC cũng là những doanh nghiệp phải ôm khoản nợ khổng lồ , nhất là trong báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2018, FLC có số nợ là 16.900 tỷ đồng, với 9 dự án chưa hoàn thành, trị giá hơn 3.707 tỷ đồng. Riêng Công ty FAROS (ROS do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của cả FLC và ROS) cũng đã có 4.712 tỷ đồng nợ. Như vậy, 2 công ty này có tổng nợ hiện lên đến hơn 20.000 tỷ đồng!
Điều này cũng cho thấy được sự tăng trưởng của các doanh nghiệp cũng đang phình lên theo con số nợ xấu ngày càng gia tăng, đồng thời còn vướng vào nhiều vấn đề liên quan tới thuế.
Việc hàng tồn kho bất động sản đưa ra thị trường nhưng vẫn chưa tiêu thụ được đa phần đều ảnh hưởng tới tính thanh khoản của doanh nghiệp cùng với tín dụng của ngân hàng thương mại, gây ra những vấn đề nợ xấu đáng chú ý.
Nhiều doanh nghiệp địa ốc phải gánh lãi vì lạm dụng đòn bẩy tài chính
Việc quá lạm dụng đòn bẩy tài chính trong đầu tư bất động sản đã khiến không ít doanh nghiệp phải oành vai để gánh khoản tiền lãi khổng lồ, bởi mặc dù thị trường bất động sản phát triển rầm rộ, giá đất liên tục tăng nhưng tiền lãi ngân hàng theo đó cũng không ngừng tăng lên, khiến nợ của doanh nghiệp cũng ngày càng cao.
Việc doanh nghiệp phải ôm nợ quá nhiều cũng do lãi suất vay vốn ngân hàng ngày càng cao hiện nay, trong đó khi triển khai một dự án bất động sản và bắt đầu đền bù thì phải mất từ 5 tới 7 năm, còn với những dự án đã xong pháp lý và triển khai xây dựng cũng phải mất 3 năm mới có giấy chủ quyền để giao cho khách hàng, vì vậy với lãi suất ngày càng tăng, dự án nếu gặp sự cố kéo dài thì doanh nghiệp cũng phải gồng lưng để nuôi lãi.
Xem thêm : Tác hại của việc lợi dùng đòn bẫy tài chính
Mơ hồ về thị trường và đòn bẫy tài chính
Việc cho rằng người khác kiếm được lợi nhuận thì mình cũng có thể “hái ra tiền” từ bất động sản mà không cần kiến thức là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Dù không có kinh nghiệm nhưng trước khi “rót tiền” vào lĩnh vực này, nhà đầu tư cần phải nắm được các kiến thức cơ bản như: Pháp lý nhà, đất; giá cả, xu hướng thị trường; rủi ro tiềm ẩn… Những kiến thức này có thể giúp nhà đầu tư tự đánh giá sản phẩm bất động sản và đưa ra quyết định đúng đắn hơn, thay vì chỉ nghe theo lời giới thiệu từ chủ đầu tư hay môi giới dự án.
Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước hoặc nhờ đến sự tư vấn của luật sư (đối với vấn đề pháp lý), môi giới bất động sản (vấn đề về giá cả, thị trường) cũng là một cách để nhà đầu tư nghiệp dư yên tâm hơn về tính an toàn và khả năng sinh lời của giao dịch.
Nhà đầu tư cần nắm được những kiến thức nhất định khi tham gia vào thị trường. Ảnh minh họa: Internet
Quá phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là việc nhà đầu tư thế chấp bất động sản của mình để vay tiền, mua thêm nhà đất khác, và cứ thế lặp lại quá trình này liên tiếp. Về lý thuyết, cách đầu tư này rất hấp dẫn song trên thực tế, việc sử dụng đòn bẩy tài chính chỉ hiệu quả khi nhà đầu tư chọn đúng sản phẩm bất động sản. Nếu rót vốn “nhầm” vào những bất động sản thanh khoản kém, ít giá trị, nhà đầu tư rất dễ bị mắc kẹt, thậm chí vỡ nợ vì tài sản mất giá, khó bán ra nhưng tiền nợ, lãi ngân hàng vẫn phải trả đều.
Xem thêm : những sai lầm phổ biến trong BDS
Vũ – Tổng hợp
Tham khảo ( batdongsan.com.vn, landsoft.com.vn,… )