Cách phân biệt các loại đồ nhựa tốt và xấu trên thị trường. Khi mua sắm các loại hộp thực phẩm bằng nhựa, đã bao giờ bạn từng nhìn qua các ký hiệu dưới đáy hộp để xác định chính xác đó là loại nhựa gì, có đảm bảo an toàn cho sức khỏe hay không? Ở bài này mình xin chia sẻ cụ thể hơn về tất cả các loại nhựa thông dụng có mặt trên thị trường, đồng thời giúp các bạn phân biệt ký hiệu các loại nhựa hoặc các đồ dùng bằng nhựa.
Cách phân biệt các loại đồ nhựa tốt và xấu trên thị trường.
Cách phân biệt các loại đồ nhựa – Số 1 – Nhựa PET hay còn gọi là PETE
Nhựa PET (Polyethylene terephthalate) là một trong những loại nhựa rất thông dụng.
Nhựa PET thường dùng để đựng các thực phẩm dạng lỏng như: các loại chai nước ngọt, chai nước khoáng, nước ngọt, bia, các loại chai nước chấm, các loại chai đựng nước trái cây…
Nhựa PET chỉ nên sử dụng 01 lần duy nhất, không nên tái sử dụng nhiều lần, bạn không nên tái sử dụng nhiều lần vì có khả năng nhựa sẽ thẩm thấu vào thức ăn, thức uống của bạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dễ bị tác động của nhiệt độ
Ngoài ra độ bền nhiệt của nhựa PET rất thấp, dễ bị biến dạng, cong queo và tuyệt đối không dùng để đựng các loại nước / thực phẩm nóng. Khi đó khả năng thẩm thấu các hợp chất độc hại trong nhựa vào nước uống là khá cao, có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các chai nước suối khi để trong xe hơi khi gặp nhiệt độ nóng cũng có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có nguy cơ gây ung thư.
Nhựa PET rất khó để làm sạch, khả năng tái chế cũng khá thấp (chỉ khoảng 20%), dễ bị biến dạng, móp méo… Vì vậy tốt nhất là dùng xong bạn bỏ đi, không nên tái sử dụng để đựng nước lại nhiều lần.
Nhựa PET có độc và an toàn không?
Ở điều kiện nhiệt độ bình thường hoặc sử dụng chai nhựa đựng nước bỏ tủ lạnh thì nhựa PET được xem như không độc. Tuy nhiên nếu ở nhiệt độ cao thì nhựa PET (nhựa pete) sẽ không an toàn (bỏ trong xe oto, để gần bếp gas, ngoài nắng…). Lưu ý là không nên dùng nhiều lần.
Số 2 – Nhựa HDP hay HDPE
HDP (High Density Polyethylene) là loại nhựa tốt nhất trong tất cả các loại nhựa. Đây là loại nhựa mà các chuyên gia thường khuyên nên chọn khi đựng thực phẩm.
Nhựa HDPE coi là an toàn nhất trong tất cả vì những lý do sau:
- Độ bền cao, chịu va đập tốt, ít bị biến dạng, trầy xước.
- Độ bền nhiệt cao (chịu được nhiệt độ 120oC trong thời gian ngắn hoặc 110oC trong thời gian dài hơn).
- Có độ trơ về mặt hóa học (không bị tác dụng của môi trường tác động, không tiết ra độc tính)
Số 3 – Nhựa PVC
- Các loại màng bọc bao bì, màng bọc thực phẩm, màng nhựa kiếng trong suốt
- Các loại chai như chai đựng dầu ăn, đựng nước, các dung dịch thực phẩm dạng lỏng
- Các loại đồ chơi và rất nhiều sản phẩm khác.
Các chất phụ gia độc hại như phtalates và bisphenol A thường được sử dụng trong sản xuất nhựa PVC. Trong đó đáng chú ý nhất là Bisphenol A (BPA) chính là chất phá hủy nội tiết tố, có khả năng dẫn đến ung thư và nhiều loại bệnh lý nguy hiểm khác.
Số 4– Nhựa LDPE.
- Nhựa LDPE, viết tắt Low Density Polyethylene, là chất nhựa nhiệt dẻo mật độ thấp. Tương tự nhựa số 2, nhựa LDPE– Low Density Polyethylene là loại nhựa có tính trơ về mặt hóa học. Nhưng kém bền vật lý hơn HDPE một chút, có thể chịu được 95oC trong thời gian ngắn.
- Nhựa LDPE khá phổ biến để chể tạo chai lọ đựng hóa chất, hộp mì, vỏ bánh, túi đựng hàng và hộp đồ đông lạnh, găng tay nylon… LDPE có thể chịu được ở nhiệt độ khoảng 95 độ C trong thời gian ngắn và 80 độ C trong thời gian dài.
Mặc dù không rỉ ra các chất độc hại khi sử dụng cũng như chưa có bằng chứng nào cho thấy LDPE có tác hại đến sức khỏe con người. Nhưng các chuyên gia cũng khuyên người sử dụng không nên lạm dụng loại nhựa số 4 này để đựng thức ăn.
Số 6- Nhựa PS.
Nhựa polystyren (viết tắt PS) hay còn gọi là styrofoam hoặc được gọi là xốp.
- Nhựa số 6 được sử dụng để làm ra các ly, hộp, đĩa thức ăn nhanh (dùng 1 lần rồi bỏ) hay các hộp thức ăn mang về. Chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh cao. Tuy nhiên, khi ở nhiệt độ cao, loại nhựa này lại phát sinh các chất hóa học độc hại.
- PS (Polystyrene) chứa chất độc styrene gây ung thư và vô sinh. Việc tái chế PS rất khó khăn. Do đó, nên hạn chế sử dụng các loại đồ nhựa mang ký hiệu số 6 càng tốt.
Số 7– Nhựa PC hoặc khác.
- Theo tiêu chuẩn phân loại của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ASTM có 7 loại nhựa được kể trên. Trong đó, nhóm số 7 là chỉ tất cả các loại nhựa còn lại không thuộc 6 loại trên (bao gồm cả nhựa an toàn và không an toàn còn lại). Trong đó, nhựa số 7 có rất nhiều loại nhưng phổ biến nhất là nhựa PC và nhựa Tritan.
- Nhựa PC là loại nhựa cực kỳ độc hại, rẻ tiền, đáng chú ý nhất trong nhóm này một số loại có chứa Bisphenol A (BPA) là loại chất độc hại dùng để sản xuất nhựa. Bisphenol A là một chất phá hoại nội tiết trên cơ thể người, có thể dẫn đến bệnh ung thư và rất nhiều bệnh khác.
>>>Xem thêm: Các loại rừng trên thế giới – Tài nguyên rừng là gì
Sử dụng nhựa tái sinh và lợi ích lớn từ tái chế nhựa
Tái chế góp phần giảm thiệt hại đến môi trường do rác thải gây ra.
Chất dẻo (hay còn gọi là nhựa hoặc polymer) đã xuất hiện từ lâu, được dùng làm vật liệu phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người. Việc sử dụng các vật dụng như chai nhựa, màng nylon, bọc thực phẩm, ống dẫn… đã trở thành thói quen với chúng ta.
Tận dụng rác thải nhựa
Nhựa được dùng phổ biến đến mức hầu như chẳng ai để ý rằng đó là vật liệu tổng hợp, gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến môi trường. Với những chai nhựa đã qua sử dụng, chúng thường được bỏ đi hoặc tái sử dụng. Cách phân loại này thực ra chỉ dựa trên cảm tính và mục đích sử dụng. Điều quan trọng là những vật liệu này tồn tại rất lâu trong môi trường tự nhiên, trở thành một trong những loại rác thải khó xử lý hiện nay. Đặc biệt, một số chai nhựa chứa chất hóa học độc hại có thể phát tán ra môi trường trong quá trình tái chế, tái sử dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
>>>Xem thêm: Bật mí cách tăng lợi nhuận khi mua bán nhà đất
Lời kết
Như vậy qua bài viết ngắn về phân biệt ký hiệu các loại nhựa, hy vọng các bạn có thể dễ dàng phân biệt được loại nhựa nào là loại nhựa an toàn cho sức khỏe cũng như khi mua sắm các dụng cụ đựng thức ăn, các bạn có thể chọn cho mình những chất liệu tốt và an toàn cho sức khỏe. Trong các bài viết tới mình sẽ hướng dẫn cụ thể hơn cách chọn hộp đựng thức ăn, hộp bảo quản thực phẩm cho các bạn bè, chị em nội trợ nhé. Thân mến!
>>>Xem thêm: Nhân viên môi giới BĐS cần những kỹ năng gì và rèn luyện như thế nào?
Bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Cách phân biệt các loại đồ nhựa tốt và xấu trên thị trường. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Vũ Thơm-Tổng hợp
Tham khảo: (moitruong, phelieulinhanh,…)