Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì? “Cách mạng Công nghiệp 4.0” đang diễn ra tại nhiều nước phát triển. Nó mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì?
Công nghiệp 4.0 còn được coi là cuộc cách mạng lần thứ 4 diễn ra trên thế giới sau 3 cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử. Cuộc cách mạng này diễn biến dựa trên 3 trụ cột chính là kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý.
Rất nhiều khái niệm đi kèm theo công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo AI, Internet Of Things (IoT), Big Data, Robot, công nghệ 3D,…
Những tác động của công nghiệp 4.0 đến đời sống
- Công nghệ phần mềm: Hiện nay có rất nhiều các ứng dụng, phần mềm đặc biệt giúp con người chủ động và thuận tiện hơn khi làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Điển hình như phần mềm Grab mà các thành phố lớn đang sử dụng.
- Y tế: y tế cũng đang là lĩnh vực dần thay đổi đột phá hơn nhờ vào công nghiệp 4.0. Trong thời gian gần đây, nhiều bệnh viện lớn ở nước ta đã thực hiện thành công các ca mổ với sự hỗ trợ đắc lực của robot.
- Công nghiệp sản xuất: công nghiệp 4.0 có thể tạo ra các nhà máy thông minh, làm việc với nhau thông qua sự liên kết thông minh của Internet. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu suất công việc và kiểm soát, quản lý tốt hơn.
- Nông nghiệp: các trang trại kỹ thuật số đang là mục tiêu lớn của công nghiệp 4.0 cho ngành nông nghiệp. Một số quốc gia lớn trên thế giới đã xuất hiện những trang trại thông minh sở hữu máy bay không người lái, vệ tinh truyền hình ảnh. Từ đó giúp cải thiện năng suất, chất lượng cây trồng và cắt giảm nhiều nguồn chi phí.
Cơ hội đi kèm thách thức và rủi ro toàn cầu
Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải.
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đặt ra vấn đề này theo các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu tiên sẽ là thách thức với những lao động văn phòng, trí thức, lao động kỹ thuật. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽ chậm hơn. Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm tới thế giới sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp thay đổi.
>>>Xem thêm: Các loại rừng trên thế giới – Tài nguyên rừng là gì
Lợi ích của Công nghiệp 4.0?
Lợi ích chung chung
– Sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người hơn, dữ liệu thu thập đầy đủ hơn, quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn.
– Con người sẽ được làm những việc vui vẻ hơn, hấp dẫn hơn, không bị nhàm chán. Những thứ này để máy làm.
– Trong những môi trường làm việc nguy hiểm, con người không phải xuất hiện nên giảm tỉ lệ tử vong, bệnh tật cho người lao động.
– Kiểm soát được món hàng từ nguyên vật liệu cho đến khi thành hình và chuyển đến tay người tiêu dùng
– Đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các mẻ thành phẩm (vì máy làm tự động, không phải người làm)
– Khi có dữ liệu càng chi tiết và càng nhiều, các thuật toán machine learning lại càng chạy chính xác hơn để đưa ra những quyết định tốt hơn.
– Các công ty sẽ giảm chi phí, tăng thị phần, lợi nhuận.
Lợi ích với bản thân bạn
– Bạn phải làm ít việc tay chân hơn, có nhiều thời gian rảnh hơn để đi chơi với bạn bè, với con cái, gia đình
– Bạn sẽ được hưởng lương cao hơn nếu chất xám của bạn phát huy tác dụng để công ty dịch chuyển sang con đường Công nghiệp 4.0
– Sức khỏe của bạn trong môi trường làm việc được đảm bảo hơn, những cái nguy hiểm máy móc đã làm hết rồi, bạn chỉ giám sát thôi
– Bạn sẽ mua được những món đồ rẻ hơn (do doanh nghiệp giảm chi phí), chất lượng cao và đồng đều (do máy móc làm thì sẽ giống nhau, tỉ lệ sai sót, bảo hành thấp hơn là có con người can thiệp)
– Đồ ăn, đồ uống của bạn sẽ được kiểm soát chặt hơn, tốt hơn, sạch hơn
– Môi trường sống của bạn sẽ tốt hơn vì chất thải được kiểm soát tốt
>>>Xem thêm: Cách chọn nội thất chung cư đẹp và tiết kiệm chi phí
Việt Nam đang đón nhận xu hướng công nghiệp 4.0 như thế nào?
Ở Việt Nam, lãnh đạo Đảng và Nhà nước vẫn thường xuyên có thông điệp yêu cầu thúc đẩy Cách mạng công nghiệp 4.0 trong các hội nghị, hội thảo, diễn đàn… Và đến tháng 5/2017 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có Chỉ thị cụ thể số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện tốt nhất cho sự tăng tốc phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam.
Nền công nghiệp 4.0 là xu thế công nghệ tất yếu mà Việt Nam phải hướng đến để theo kịp các nước phát triển trên thế giới với các công nghệ thông minh như: trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, tự động hoá, công nghệ in 3D và người máy,… “Không nằm ngoài guồng quay, các doanh nghiệp Việt Nam cần có một lộ trình cụ thể để bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới trong cách mạng công nghiệp 4.0”, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình nhấn mạnh.
Tóm lại
Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiện các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông – lâm – thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội. Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng KH&CN hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này.
>>>Xem thêm: Ưu điểm của đồ gia gia dụng – Đồ gia dụng là gì ?
Bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì? Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Vũ Thơm-Tổng hợp
Tham khảo: (vinid, ilo,…)